Quan điểm Heinz Dieterich Chủ_nghĩa_Xã_hội_thế_kỷ_XXI

Heinz Dieterich tại Caracas 2005

Heinz Dieterich được xem (không chính thức) là nhà tư tưởng và cố vấn chính trị cho quá trình phát triển Bolivar của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Theo như Dieterich, "chủ nghĩa tư bản công nghiệp" cũng như "chủ nghĩa xã hội hiện thực " trong quá khứ đã không thành công trong việc giải quyết "các vấn đề khẩn cấp của nhân loại như nghèo đói, bóc lột, đàn áp kinh tế, phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và sự thiếu sót một nền dân chủ mà người dân thực sự tham gia. " [8] Cả hai hệ thống đã bị "các điều kiện phát triển khách quan áp đảo tương tự". Dieterich nêu ra trong số những vấn đề, việc cần phải tích lũy vốn, chủ nghĩa Ford (việc sản xuất dây chuyền), thị trường thế giới, cuộc cạnh tranh giữa các hệ thống cũng như "các các cấu trúc nhà nước, xã hội và đảng phái phi dân chủ, thu hẹp mức độ tự do của sự phát triển của cả hai hệ thống chống lại ý chí của nhân vật chính của nó một cách không thương tiếc".[8]

Thời đại hiện nay đứng dưới hai "dấu hiệu lịch sử thế giới": "sự cạn kiệt của các dự án xã hội của giai cấp tư sản và của giai cấp vô sản lịch sử và quá trình chuyển đổi hiện tại của văn minh tư sản đến một xã hội thế giới phi tư bản: Nền dân chủ cơ bản phổ quát".[8] Dieterich đòi hỏi việc thiết lập bốn tổ chức cơ bản của thực tế mới của nền văn minh hậu tư bản:

  1. Nền kinh tế tương đương phi thị trường, dựa theo Học thuyết giá trị lao động của Marx, được xác định bởi những người trực tiếp tạo ra giá trị, thay vì nguyên tắc thị trường, kinh tế;
  2. Dân chủ của đa số, trong đó người dân quyết định các vấn đề xã hội cần thiết;
  3. Chính quyền dân chủ cơ sở là đại diện của các lợi ích chung nhưng vẫn bảo vệ các nhóm thiểu số
  4. Công dân với trách nhiệm tự xác định sự hợp lý-đạo đức-thẩm mỹ.[8]

Vì xã hội hiện thời phải được thay thế bởi một hệ thống trái ngược, chương trình của Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI cần thiết phải có tính cách cách mạng.“[8]

Tuy nhiên khái niệm về nền kinh tế tương đương đã bị Marx chỉ trích trong "Phê phán kinh tế chính trị" cho đó là một sự hiểu lầm. Ông cho là, giá trị vật chất không thể làm cơ sở của một hệ thống kinh tế, bởi vì nó không thể đo lường được.[9]